Thứ Năm, 8 tháng 9, 2016

Thế giới 24h qua: Tàu hải cảng Trung Quốc ngông nghênh trên Biển Đông

tin nóng hôm nay  Theo bà Bonnie Glaser - một chuyên gia về an ninh khu vực tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS), trong khi có rủi ro dẫn tới xung đột hải quân toàn diện tại tuyến đường thủy chiến lược có tranh chấp đang bao trùm, người ta không nên đánh giá thấp nguy cơ các sự cố liên quan tới cảnh sát biển Trung Quốc. Phóng viên đài BBC News cho biết rằng, các nhà nghiên cứu tại CSIS đã liệt kê 45 vụ va chạm và đối đầu tại Biển Đông kể từ năm 2010. Đây là kết quả một cuộc khảo sát được công bố trên trang ChinaPower của CSIS vào hôm thứ Tư 7/9/2016 trong bối cảnh Hội nghị cấp cao ASEAN đang diễn ra tại Vientiane (Lào).
ChinaCoastGuard
       Cảnh sát biển Trung Quốc tăng số lượng cũng như hoạt động tại Biển Đông.
Cũng theo kết quả này, trong những vụ va chạm vô tình hay cố ý, nhẹ hoặc nghiêm trọng giữa một loạt các nước trong khu vực cũng như các loại tàu khác nhau, những hành động được cho là cố ý gây hấn của tàu cảnh sát biển và cả tàu cá Trung Quốc là nhiều và nguy hiểm hơn cả. Cảnh sát biển Trung Quốc tham gia vào 30 vụ đã được thống kê, tức là hai phần ba tổng số.  Và bốn sự cố nguy hiểm khác liên quan tới một tàu hải quân Trung Quốc trong lớp vỏ bọc đóng vai trò thực thi pháp luật trên Biển Đông – điều này, theo bà Glaser, đã được các nước có quyền lợi liên quan tới Biển Đông như Philippines, Việt Nam nhiều lần lên tiếng phản đối bằng con đường ngoại giao; cấp bách hơn, chính phủ Manila đã khởi kiện ra Tòa trọng tài thường trực Liên Hiệp Quốc (PCA), và tòa đã tuyên bố phủ nhận mọi yêu sách của chính phủ Bắc Kinh về Biển Đông, trong đó có đường lưỡi bò mà Trung Quốc đã cố tình “vẽ ra”, nhận chủ quyền là của mình!?
the gioi 24h qua “Bằng chứng rõ ràng là có một kiểu hành vi từ phía Trung Quốc trái với những gì đáng ra phải được làm khi thực thi pháp luật” -bà Glaser nói với BBC News và Reuters: “Chúng ta đang thấy việc hù dọa, quấy rối, cố tình đâm vào tàu cảnh sát biển và tàu cá từ các nước khác có kích cỡ nhỏ hơn nhiều và, thường các vụ đâm tàu này là để khẳng định chủ quyền tại khắp Nam Hải (Biển Đông)”.
ChinaCoastGuard1
Tại vùng biển Trường Sa, tàu Trung Quốc thường va chạm với tàu Việt Nam.
Được biết, công trình nghiên cứu này bao gồm cả các vụ đối đầu hàng hải giữa Bắc Kinh và Hà Nội khi Trung Quốc đưa giàn khoan thăm dò Hải Dương 981 vào ngoài khơi bờ biển Việt Nam vào năm 2014, cũng như căng thẳng đã dẫn đến việc Trung Quốc chiếm bãi cạn Scarborough ngoài khơi Philippines vào năm 2012. Sự việc này được đăng tải như thể cảnh sát biển và các tàu khác của Trung Quốc trở lại bãi cạn Scarborough, khiến chính phủ Manila phản đối chính thức về ngoại giao.
Cục Quản lý Đại dương Nhà nước Trung Quốc - cơ quan giám sát lực lượng cảnh sát biển, không trả lời trước yêu cầu bình luận về nghiên cứu. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh, nói tại một cuộc họp báo hàng ngày ở Bắc Kinh rằng, bà tin việc tàu cảnh sát biển của Trung Quốc tiến hành tuần tra và duy trì trật tự hàng hải trong vùng thuộc thẩm quyền của Trung Quốc, là việc làm hiển nhiên: ”Chúng tôi hy vọng các cá nhân có liên quan có thể ngừng thổi phồng thông tin kiểu này, và ngừng gieo rắc bất hòa và căng thẳng”, bà Hoa nói.
Riêng phần mình, về ngắn hạn, nhà nghiên cứu Glaser nói bà tin rằng nguy cơ xảy ra thương tích hoặc tử vong có thể tồi tệ hơn trong cuộc đụng độ dân sự hơn là đối với lực lượng hải quân tuần tra vùng Biển Đông, xét theo bối cảnh về tần số và cường độ xảy ra các sự cố. Việc các tàu cảnh sát biển từ các nước đang tuyên bố chủ quyền tại đây gặp nhau, hiện chưa được khống chế bởi sự giàn xếp thông tin liên lạc vốn để tránh xảy ra đụng độ giữa lực lượng hải quân trong khu vực.
an ninh the gioi hom nay Theo đài BBC News, cuộc khảo sát trích dẫn nghiên cứu cho thấy việc thống nhất các đội tàu hàng hải dân sự của Trung Quốc vào năm 2013 đã cho họ một đội tàu cảnh sát biển lớn nhất thế giới. Văn phòng Tình báo Hải quân Mỹ tiết lộ rằng, nay Trung Quốc có tới 205 tàu, bao gồm 95 tàu trên 1.000 tấn, lớn hơn nhiều đội tàu của các nước khác trong khu vực, kể cả Nhật Bản, và bà Glaser cho rằng, đây là nỗi lo lắng của các nước có quyền lợi trên Biển Đông vì bất chấp luật pháp, tàu Hải cảnh Trung Quốc tăng cường những hoạt động tuần tra và sẵn sàng trấn áp tàu đánh cá của các nước có chủ quyền trên các đảo ở Biển Đông.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét