Thứ Ba, 27 tháng 9, 2016

Thế giới 24h qua: Hungary đang có những động thái thách thức EU

the gioi 24h qua Ngày 2/10 tới Hungary sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân có thể trở thành sự thách thức to lớn đối với Liên minh châu Âu (EU).

Pano tuyên truyền cho cuộc trưng cầu ý dân ở Budapest. Ảnh: BBC
Theo phóng viên TTXVN tại Đông và Trung Âu, khác với Anh, Hungary không muốn rời khỏi EU. Thậm chí, ban lãnh đạo nước này còn nói Hungary ủng hộ EU còn hơn các nước Tây Âu. Tuy nhiên, kết quả của cuộc trưng cầu ý dân ở Hungary sẽ gây hậu quả hết sức tai hại đối với sự thống nhất trong EU bởi câu hỏi đặt ra là có hay không Budapest quyền được từ chối một số quyết định của Brussels.

Theo nhận định của tờ Evropejskaja Pravda (Sự thật châu Âu, Ukaraine), chắc chắn Chính phủ Hungary sẽ nhận được sự ủng hộ của những người bỏ công đến các điểm bỏ phiếu – các cuộc thăm dò dư luận cho thấy 90% số cử tri đồng tình với chính quyền. Bản thân cách đặt câu hỏi cũng đảm bảo cho sự ủng hộ của dân chúng. Vấn đề là bao nhiêu phần trăm cử tri đi bỏ phiếu – cuộc trưng cầu ý dân chỉ được công nhận nếu tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu dưới 50%.

tin nóng hôm nay Vào ngày 2/10 các cử tri ở Hungary sẽ phải trả lời câu hỏi: "Ông (bà) có muốn để EU giành lấy quyền áp đặt Hungary phải định cư những người không phải là công dân Hungary mà không có sự chấp thuận của Quốc hội Hungary?". Những người không phải Hungary chính là những người đang cố gắng có được quy chế tị nạn trong Liên minh châu Âu. Và để không phải băn khoăn về kết quả trưng cầu ý dân thì Chính phủ Hungary ngay từ mùa hè đã chi 16 triệu euro cho việc tuyên truyền "bề nổi".

Trên các đường phố chăng đầy các tấm pano với những câu hỏi: "Quý vị có biết rằng 300 người đã thiệt mạng từ các vụ khủng bố tại châu Âu?", "Quý vị có biết Brussels muốn định cư ở Hungary cả một thành phố toàn người nhập cư?', "Quý vị có biết rằng từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng di cư thì tại châu Âu số vụ xâm hại phụ nữ đã tăng vọt?".

Chính phủ của Thủ tướng Hungary Viktor Orban nhanh chóng bị chỉ trích về chính sách bài ngoại và thổi bùng sự hận thù chủng tộc. Tuy nhiên vấn đề không phải ở đây. Điều nguy hại nhất là trên cơ sở của cuộc trưng cầu ý dân Hungary muốn chối bỏ một số quyết định trong tương lai của Hội đồng EU về vấn đề nhập cư. Và điều này phá vỡ cơ sở pháp lý vận hành của EU.

Tháng 9 năm ngoái Hội đồng EU đã quyết định phân bổ người nhập cư Bắc Phi đang dồn ứ tại các điểm tiếp nhận ở Italy sang tất cả các nước thành viên của EU. Hungary phải đón nhận 1.294 người tị nạn. Có vẻ không nhiều nếu so với con số ít nhất 400.000 người đã vào châu Âu qua lãnh thổ Hungary vào năm 2015.

Nhưng đối với Thủ tướng Viktor Orban vấn đề không phải ít hay nhiều mà là ở sự áp đặt. Tại các hội nghị lãnh đạo EU ông đều phát biểu rằng việc áp đặt hạn ngạch nhập cư là không thể chấp nhận được. Dường như ông đã thuyết phục được nhiều người. Nhưng tại Hội đồng châu Âu thì Budapest lại thành phe thiểu số. Vậy là Hungary bỏ phiếu chống lại việc phân bổ người nhập cư và công khai chối bỏ các quyết định của EU. Ngay từ mùa Đông năm ngoái Thủ tướng Orban đã tuyên bố ý định tổ chức trưng cầu ý dân về vấn đề nhập cư.

an ninh the gioi hom nay Hình ảnh của Hungary không mấy đẹp đẽ trong con mắt của Brussels không chỉ qua vấn đề nhập cư. EU thường chỉ trích Budapest về vấn đề tự do báo chí, quyền của các dân tộc thiểu số.

Bất chấp sự khó chịu của Brussels, Hungary vẫn tin là mình đúng. Thái độ gay gắt của Budapest đối với việc phân bổ hạn ngạch nhập cư không phải do vấn đề kinh tế. Việc phải tiếp nhận chưa tới 1.300 người tị nạn chủ yếu từ Bắc Phi không gây nhiều tốn kém cho Hungary. Bằng chứng là riêng việc tuyên truyền bề nổi cho cuộc trưng cầu ý dân cũng đủ chia 12.000 euro cho mỗi người nhập cư.

tin hang ngay Người Hungary từ chối hạn ngạch nhập cư vì lý do nguyên tắc – họ không muốn bị áp đặt. Một nguyên do nữa là Budapest không che giấu thái độ hoài nghi của mình đối với ban lãnh đạo Hội đồng EU. Chính phủ Hungary không muốn tăng cường vai trò của Brussels mà muốn các nước thành viên được trao nhiều quyền tự chủ hơn. Budapest cũng không hài lòng trước việc vai trò của các nước Đông Âu mới gia nhập EU (nhóm Visegrad gồm Hungary, Ba Lan, Séc, Slovakia) không được coi trọng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét