Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2016

Ngăn chặn thanh v inox thâm nhập thị trường Việt Nam

Cuối năm 2015, có 04 doanh nghiệp lớn của ngành hộp vuông inox gồm: Công ty cổ phần Thép Hòa Phát (HPG), Công ty TNHH MTV Thép Miền Nam, Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên và Công ty cổ phần Thép Việt Ý đã đệ đơn đề xuất tăng thuế nhập khẩu lên 45% với phôi thép và 33% với thép dài nhập khẩu vào Việt Nam.

Nguyên nhân khiến 4 doanh nghiệp đề nghị điều tra áp dụng biện pháp tự vệ là bởi có sự gia tăng đột biến về nhập khẩu phôi thép và thép dài khiến lợi nhuận sụt giảm mạnh. Theo Hiệp hội Thép, lượng phôi thép nhập khẩu đã tăng từ 466 nghìn tấn năm 2012 lên 1,5 triệu tấn vào năm 2015. Thép dài nhập khẩu đã tăng từ 387 nghìn tấn năm 2012 lên 1,2 triệu tấn năm 2015.

Ngày 25/12/2015, Bộ Công Thương đã tiến hành điều tra áp dụng biện pháp tự vệ với mặt hàng phôi thép và thép dài nhập khẩu.

Tờ New York Times đưa tin, ngày 15/02 vừa qua, hàng nghìn công nhân ngành thép đến từ Anh, Pháp và nhiều nước châu Âu đã tập trung biểu tình tại Brussels - Bỉ, nơi đặt trụ sở của Liên Hiệp châu Âu (EU) nhằm đưa ra đề nghị có thêm biện pháp ngăn chặn sự tràn ngập hàng nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc.

Hơn 5.000 người biểu tình xuống đường, yêu cầu xem xét kỹ về việc công nhận Trung Quốc là nền kinh tế thị trường, sau 15 năm nước này gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Những người làm việc trong ngành thanh v inox châu Âu lo ngại, nếu công nhận Trung Quốc là nền kinh tế thị trường thì đây sẽ là cơ hội để các sản phẩm thép với giá thấp xâm nhập vào châu Âu. Điều này cũng gây lo ngại ảnh hưởng tới việc làm của hàng trăm nghìn người lao động trong ngành và gây thiệt hại hàng trăm tỷ euro doanh thu.

Chủ tịch Ủy ban Điều hành ngành công nghiệp thép châu Âu cho rằng, việc tăng nhập khẩu thép của Trung Quốc sẽ làm suy yếu các nỗ lực toàn cầu để giảm lượng khí thải carbon vì nhiều thép của Trung Quốc được sản xuất với công nghệ sử dụng điện đốt than.

Trước đó, ngày 12/02, Ủy ban châu Âu cũng mở 03 cuộc điều tra chống bán phá giá các sản phẩm thép của Trung Quốc và dự kiến áp thuế mới cho một số sản phẩm thép từ Trung Quốc. Theo bà Elzbieta Bienkowska, Ủy viên Hiệp hội thép châu Âu, có một con số kỷ lục của các biện pháp phòng vệ thương mại đối với thép Trung Quốc được áp dụng tại chỗ và các nhà hoạch định chính sách sẽ áp đặt nhiều hơn nếu thích hợp.
[​IMG]

Doanh nghiệp Việt "chia rẽ" vì thép giá rẻ từ Trung Quốc




Dẫn lời ông Nguyễn Văn Sưa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép (VSA) trên Báo Tuổi trẻ điện tử khi bình luận về động thái phản đối này của một số doanh nghiệp thì, các doanh nghiệp này đều làm cán thép chứ không sản xuất thép từ đầu nguồn, tức họ không làm phôi hoặc đã dừng sản xuất phôi để chuyển sang nhập khẩu. Do đó, nếu Việt Nam áp biện pháp tự vệ, các doanh nghiệp này sẽ không nhập được phôi giá rẻ nữa.

Cũng theo ông Sưa, việc đưa lý do giá thép trong nước sẽ tăng nếu Việt Nam áp dụng các biện pháp tự vệ cũng không thật sự thuyết phục bởi khi thép thế giới giảm, giá thép trong nước cũng giảm theo. Trong khi đó, nếu không áp dụng biện pháp tự vệ, có thể giá thép trong nước sẽ thấp hơn nhưng chỉ ngắn hạn. Còn về lâu dài, khi các doanh nghiệp thép Việt Nam sẽ “chết”, ai dám khẳng định thép nhập khẩu không tăng giá để bù lại?

Tuy nhiên, sau khi Bộ Công Thương ra quyết định về việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phôi thép và thép dài nhập khẩu vào thị trường Việt Nam, vừa qua, 6 doanh nghiệp phụ kiện inox đã cùng ký tên trong một kiến nghị gửi tới Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính đề nghị không áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng phôi thép nhập khẩu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét