Hiện nay, kính là một loại vật liệu không thể thiếu trong các công trình xây dựng. Các kiến trúc sư tận dụng tối đa những ưu điểm cả công năng và thẩm mỹ do kính mang lại. Không dừng lại ở việc kính dùng lấy sáng cho cửa, mà kính có mặt ở khắp nơi trong công trình, trong các bộ phận kiến trúc với nhiều cách thức và vai trò khác nhau, với những hiệu quả khác nhau.
So với nền kiến trúc hiện đại thế giới, chúng ta cách một quãng xa, nhưng không phủ nhận rằng kính đang góp phần làm thay đổi diện mạo kiến trúc Việt Nam - đặc biệt là ở các đô thị.
được sản xuất trên dây chuyền hiện đại. Toàn bộ quy trình gia cường vận hành tự động theo chương trình đã được thiết lập bởi các chuyên gia hàng đầu về kính cường lực của Việt Nam. Sản phẩm kính cường lực có tính chịu lực tác động lên bề mặt rất cao, gấp 4-5 lần so với mái kính nổi thông thường cùng loại và cùng độ dầy. Kính cường lực rất khó vỡ nhưng khi vỡ sẽ vỡ dưới dạng những hạt nhỏ rời, cạnh không sắc, vì vậy không gây tổn thương.
Kính cường lực được sử dụng hầu hết cho các công trình cao: Công trình công cộng, trường học, nhà ở...dùng làm tường kính, mặt dựng, lan can, ban công, lan can cầu thang, bồn tắm đứng, cửa kính.
Kính và giải pháp sử dụng kính
Ở nước ta, trong những năm gần đây vật liệu kính và cửa nhựa đông á mới được sử dụng rộng rãi và các kiến trúc sư mới nghiên cứu ứng dụng cho hình thức kiến trúc và các hiệu quả khác cho công năng, thẩm mỹ kiến trúc. Trước đó có lẽ kính đa phần chỉ được sử dụng làm cửa để lấy sáng. Nguyên do là yếu tố kinh tế và công nghệ. Mặc dù vật liệu sản xuất kính có gốc từ silicat, không phải là một loại nguyên liệu quý hiếm nhưng giá thành của kính vẫn cao do yếu tố công nghệ, nhất là đối với những loại kính đặc biệt như kính cường lực. Bên cạnh đó sự nhập khẩu và làm chủ công nghệ của ta cũng chậm cùng với công nghệ xây dựng và cả nền kinh tế nói chung. Cũng không thể không nhắc tới yếu tố song hành - chính là sự phát triển của kiến trúc. Một nền kiến trúc mới, một diện mạo kiến trúc mới đòi hỏi những công nghệ và vật liệu mới, cũng như những yếu tố này tác động ngược lại cho kiến trúc phát triển.
Phân loại kính
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều chủng loại kính xây dựng, cả sản xuất trong nước và cả kính nhập khẩu. Mỗi loại có những đặc tính kỹ thuật khác nhau, giá thành khác nhau (phụ thuộc cả vào nhà sản xuất). Các loại kính đặc biệt sản xuất bằng công nghệ hiện đại với những ưu điểm nổi trội không còn là độc quyền của những công trình lớn, công trình đặc biệt hay những toà nhà cao tầng nữa. Các loại kính này đi vào từng công trình nhỏ, cả với khối lượng thi công cũng nhỏ. Có thể phân loại kính như sau:
Theo mức độ truyền ánh sáng (khả năng cho ánh sáng đi qua): kính trong suốt, kính trong mờ, kính mờ đục, kính phản quang, gương.
Theo mục đích sử dụng: kính lấy sáng, kính lấy sáng kết hợp cách âm - cách nhiệt, kính trang trí (kính màu, kính sơn, tranh kính...), kính làm vật dụng (mặt bàn, mặt tủ...).
Theo cấu tạo và công nghệ: kính thường, kính dán an toàn (hai tấm kính dán với nhau bằng một loại keo trong suốt đặc biệt, khi vỡ không bị phá huỷ hình dáng bề mặt, tránh gây sát thương), kính cường lực (còn gọi là kính tempered, kính tôi - được tôi ở nhiệt độ cao để làm tăng khả năng chịu lực); kính hộp (có 2 - 3 lớp kính đặt song song trong một hệ khung, giữa các lớp kính là chân không hoặc khí trơ để làm tăng khả năng cách âm, cách nhiệt).
Chúng ta đang sống và làm việc trong những ngôi nhà mà ít nhiều đều có kính. Sự hiện diện của kính tưởng như là chuyện bình thường phải có. Nhưng ngược dòng lịch sử, thì vật liệu kính đi sau lịch sử kiến trúc - xây dựng khá lâu. Ta có thể dễ dàng nhìn thấu qua kính nhưng chưa chắc đã "thấy" được hết ưu, nhược điểm của nó để ứng dụng đạt hiệu quả như mong muốn. Trong bài viết này, kiến trúc sư muốn chia sẻ với bạn những điều cơ bản về vật liệu kính
>> xem thêm: báo giá nhôm kính tháng 5/2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét