Các nhà lãnh đạo trên thế giới đã ca ngợi những đóng góp của Nhà vua, đồng thời gửi lời chia buồn tới Hoàng gia Thái Lan và người dân nước này.
tin nong nhat trong ngay Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định trong suốt nhiều thập kỷ trị vì, Nhà Vua đã giành được sự yêu mến chân thành của thần dân và uy tín cao đối với nước ngoài. Thủ tướng Anh Theresa May bày tỏ Nhà Vua đã cống hiến cả cuộc đời để dẫn dắt Vương quốc Thái Lan và Nhà Vua sẽ được nhớ mãi.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã ca ngợi đóng góp của Nhà Vua Bhumibol Adulyadej đối với sự phát triển của Thái Lan, cho rằng mối quan hệ tốt đẹp giữa Bangkok và Bắc Kinh có được là do nỗ lực của Nhà vua.
Nhà vua Bhumibol Adulyadej vẫy tay khi ông quay về Hoàng Cung tại Bangkok năm 2012. Ảnh: Reuters. |
Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) Donald Tusk và người đứng đầu Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker đánh giá các dự án phát triển nông nghiệp của Nhà Vua Bhumibol Adulyadej đã cải thiện cuộc sống của hàng triệu người dân Thái Lan.
Các nước thành viên trong Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng đã bày tỏ sự tiếc thương, ca ngợi những đóng góp của Nhà Vua Bhumibol Adulyadej và gửi lời chia buồn sâu sắc tới Hoàng gia và người dân Thái Lan.
tin
hang ngay Trong ngày 13/10, toàn bộ các kênh truyền hình Thái Lan, trong đó có các mạng vệ tinh quốc tế đã phát sóng bằng hai màu đen và trắng, cũng như được yêu cầu thay thế các chương trình của mình bằng một chương trình truyền thông nhà nước đã được chuẩn bị trong tháng tới.
Một ngày buồn của cả dân tộc Thái Lan khi “vị vua của nhân dân” băng hà. Ảnh: Reuters. |
Các kênh truyền hình trong nước đã chuyển sang phát sóng các hình ảnh và video về Nhà Vua Bhumibol Adulyadej trong suốt 70 năm trị vì đất nước. Các kênh truyền hình vệ tinh, trong đó có các kênh tin tức quốc tế như BBC, CNN và Al Jazeera, cũng đã phát sóng với cùng chương trình.
Các tờ báo giấy chính của Thái Lan trong đó có Thairath và Matichon, thậm chí là diễn đàn thảo luận Pantip nổi tiếng, đều đăng ảnh lớn của Nhà vua Bhumibol Adulyadej với hai màu đen, trắng, cũng như thay đổi giao diện bằng màu đen, trắng.
Đức vua và Hoàng hậu tại Lausanne, Thụy Sĩ ngày 13/9/1949. Lúc đó vua Bhumibol, 21 tuổi, đang theo học ngành luật tại Thụy Sĩ. Ảnh: AP |
Trong khi đó, cuộc sống ở Bangkok trong sáng 14/10 vẫn tấp nập như thường nhật, song hầu hết mọi người đều mặc màu đen. Sở Giao dịch Chứng khoán Thái Lan cho biết cơ quan này và các thể thế tài chính khác vẫn hoạt động bình thường.
Tại Hoàng cung ở Bangkok, hàng nghìn người đã xếp hàng để rót nước lên chân dung của Nhà vua - một nghi thức trong lễ tang Hoàng gia ở Thái Lan. An ninh cũng đã được tăng cường tại các khu cung điện, đền chùa và các bộ, ngành. Binh sĩ đã được triển khai tại các chốt kiểm soát an ninh, văn phòng chính phủ và các giao lộ.
Đức vua Iran Shah Mohammed Reza Pahlevi, và vua Thái Lan Bhumibol Adulyadej tại Đại học Chulalongkorn, Bangkok Thái Lan năm 1968. Ảnh: AP |
Nhà vua Bhumibol Abdulyadej băng hà vào hồi 15 giờ 52 phút ngày 13/10, sau một thời gian lâm bệnh nặng tại Bangkok. Nhà vua Bhumibol Abdulyadej sinh năm 1927. Theo Hiến pháp Thái Lan, ông được chỉ định làm Vua vào năm 1946 sau khi anh trai là Nhà vua Ananda Mahidol băng hà. Sau khi lên ngôi, ông sang Thụy Sĩ để hoàn tất chương trình chuyên về luật và khoa học chính trị.
Nhà vua Bhumibol Abdulyadej chính thức đăng quang năm 1950, là vị quân chủ trị vì lâu nhất thế giới hiện nay. Hầu hết người dân Thái Lan chưa biết đến vị vua nào khác trong cuộc đời mình. Nhà vua Bhumibol Abdulyadej được xem là biểu tượng của sự đoàn kết đất nước. Ông là một trong những vị vua được yêu mến nhất lịch sử Thái Lan nhờ hơn 2.000 dự án về phát triển làm thay đổi cuộc sống hàng triệu nông dân nghèo.
Đức vua Bhumibol và Tổng thống Mỹ Bill Clinton tại Hoàng cung Thái Lan năm 1996. Ảnh: AP. |
tin tuc vinh phuc Sinh nhật Nhà vua là quốc lễ, được xem như “Ngày của Cha” và Quốc khánh của Thái Lan. Với những đóng góp to lớn trên, Nhà vua Bhumibol Abdulyadej đã được Tổng thư ký Liên Hợp quốc Kofi Annan trao tặng "Huy chương Thành quả trọn đời vì Phát triển nhân loại" vào tháng 6/2006./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét